Asterisk là gì? Hướng dẫn triển khai tổng đài Asterisk chi tiết

Asterisk là một phần mềm mã nguồn mở được sử dụng rộng rãi để xây dựng hệ thống tổng đài VoIP (Voice over Internet Protocol). Với khả năng tùy biến, tính linh hoạt cao và chi phí thấp, Asterisk đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp muốn triển khai giải pháp tổng đài hiện đại. Bài viết này PiTEL sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về Asterisk và cách sử dụng hệ thống tổng đài mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp

Asterisk là phần mềm mã nguồn mở phổ biến dùng để xây dựng hệ thống tổng đài VoIP
Asterisk là phần mềm mã nguồn mở phổ biến dùng để xây dựng hệ thống tổng đài VoIP

1. Asterisk là gì?

Asterisk là một phần mềm open source (mã nguồn mở) được thiết kế để kết nối các mạng sẵn có như PSTN, IP vào hệ thống tổng đài PBX. Các chuẩn giao thức phổ biến được sử dụng như SIP, MGCP, H323. Phần mềm này còn có giao thức riêng là IAX (Inter-Asterisk exchange).

Asterisk thoạt đầu được phát triển trên GNU/Linux nền x86 (Intel), nhưng giờ đây nó cũng có thể biên dịch và chạy trên OpenBSD, FreeBSD, Mac OS X và Microsoft Window. Bằng cách sử dụng Asterisk, các doanh nghiệp có thể xây dựng hệ thống tổng đài IP (PBX) riêng, thay thế cho các tổng đài truyền thống đắt đỏ và kém linh hoạt.

Phần mềm đáp ứng đầy đủ các tính năng cơ bản của một tổng đài truyền thống như: cuộc gọi chờ, chuyển tiếp cuộc gọi, cuộc gọi hội nghị,… hệ thống cũng hỗ trợ các tính năng nâng cao như hộp thư thoại, phản hồi bằng giọng nói (IVR), gọi tự động… Không chỉ dừng lại nhiệm vụ của một tổng đài hệ thống còn cho phép tích hợp các phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu, CRM, thực hiện các cuộc gọi video. Mark Spencer người tạo ra Asterisk khẳng định tính linh hoạt và mở rộng của phần mềm này là không giới hạn.

Asterisk là phần mềm mã nguồn mở kết nối mạng PSTN, IP vào hệ thống tổng đài PBX
Asterisk là phần mềm mã nguồn mở kết nối mạng PSTN, IP vào hệ thống tổng đài PBX

2. Mô hình tổng quan về Asterisk tổng đài

Để vận hành trơn tru một hệ thống tổng đài Asterisk, điều tiên quyết là phải nắm vững mô hình tổng quan của nó. Hiểu được cấu trúc của mô hình tổng đài Asterisk, bạn sẽ dễ dàng hình dung cách thức hoạt động của tổng đài, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình thiết kế, triển khai tổng đài Asterisk và vận hành hệ thống.

Mô hình tổng đài Asterisk hoạt động
Mô hình tổng đài Asterisk hoạt động

Mô hình tổng đài Asterisk bao gồm 3 phần chính:

Nhà mạng cung cấp đầu số VOIP dưới dạng sip trunking

Là “cầu nối” giữa hệ thống tổng đài với mạng lưới viễn thông công cộng, nhà mạng cung cấp đầu số dưới dạng SIP Trunking, cho phép doanh nghiệp thực hiện và nhận các cuộc gọi đi và đến thông qua kết nối Internet, thay vì sử dụng các đường dây điện thoại truyền thống (PSTN)

  • SIP Trunking hoạt động dựa trên giao thức SIP có thể hỗ trợ thực hiện và tiếp nhận nhiều cuộc gọi đồng thời tùy thuộc vào băng thông Internet và cấu hình của nhà mạng
  • Lựa chọn nhà mạng cung cấp SIP Trunking uy tín như FPT, CMC, VNPT, Viettel,…Việc của doanh nghiệp là cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như giá cả, chất lượng đường truyền, độ ổn định, khả năng mở rộng,…
  • Chất lượng cuộc gọi VoIP phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng kết nối Internet

Tổng đài Asterisk

“Trái tim” của hệ thống, tổng đài Asterisk chính là phần mềm được cài đặt trên server hoặc VPS, nó đóng vai trò trung tâm để liên kết điều khiển các đầu số, quản lý đầu số, định tuyến cuộc gọi, xử lý các tính năng tổng đài và kết nối với các thiết bị đầu cuối.

  • Asterisk là hệ thống chuyển mạch mềm, phần mềm nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ C chạy trên hệ điều hành Linux với tính ổn định, bảo mật và khả năng tùy biến cao.
  • Asterisk sử dụng các file cấu hình (configuration files) đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và theo đúng yêu cầu như tính năng tổng đài hay quy tắc định tuyến cuộc gọi (diaplan)
  • Asterisk cung cấp một loạt các tính năng tổng đài phong phú như chuyển cuộc gọi, hộp thư thoại, nhạc chờ, IVR, ghi âm cuộc gọi, báo cáo chi tiết. Ngoài ra, Asterisk còn hỗ trợ API cho phép tích hợp với các phần mềm CRM, ERP và các ứng dụng khác.

Thiết bị đầu cuối

Thiết bị đầu cuối là công cụ kết nối giữa người dùng với tổng đài thực hiện các tác vụ như quay số, nhận cuộc gọi, chuyển cuộc gọi và toàn bộ các tính năng của tổng đài

  • Điện thoại IP cung cấp chất lượng âm thanh tốt hơn so với điện thoại truyền thống, đồng thời hỗ trợ nhiều tính năng nâng cao như hiển thị thông tin người gọi, danh bạ, lịch sử cuộc gọi… Các dòng điện thoại IP phổ biến như Yealink, Grandstream, Fanvil… sẽ là “cánh tay nối dài”, giúp nhân viên dễ dàng thực hiện và nhận cuộc gọi.
  • Softphone: phần mềm điện thoại được cài đặt trên máy tính hoặc thiết bị di động (như smartphone, tablet), là giải pháp linh hoạt, tiết kiệm chi phí và sẵn sàng kết nối mọi lúc mọi nơi.

3. Các bước triển khai tổng đài Asterisk công nghệ Voip

Để triển khai tổng đài Asterisk thành công, bạn cần thực hiện các bước sau:

Các bước triển khai tổng đài Asterisk
Các bước triển khai tổng đài Asterisk

Xác định nhu cầu

  • Phân tích kỹ lưỡng các yêu cầu về hệ thống tổng đài, bao gồm: số lượng người dùng dự kiến, số lượng cuộc gọi đồng thời tối đa, các tính năng tổng đài cần thiết (IVR, ghi âm cuộc gọi, chuyển cuộc gọi, hộp thư thoại…), các yêu cầu về báo cáo, tích hợp với các hệ thống khác (CRM, ERP),…
  • Xác định loại thiết bị đầu cuối phù hợp với từng nhóm người dùng như điện thoại IP hay softphone.
  • Lên kế hoạch cho kịch bản cuộc gọi (call flow), bao gồm lời chào tự động, các tùy chọn IVR, quy trình chuyển cuộc gọi đến các phòng ban, quy định về thời gian làm việc, xử lý cuộc gọi ngoài giờ…đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổng đài mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

Chuẩn bị các thiết bị và phần mềm

  • Lựa chọn Server/VPS có cấu hình và đủ tài nguyên phù hợp với quy mô hệ thống và số lượng người dùng dự kiến.
  • Tải về phiên bản Asterisk mới nhất và ổn định từ trang chủ của Asterisk.
  • Thông số SIP trunking cần thiết bao gồm: địa chỉ SIP server, username, password, số điện thoại…
  • Thiết bị đầu cuối: Chuẩn bị các thiết bị đầu cuối như điện thoại IP, tai nghe, softphone… đã được lựa chọn ở bước trước.
  • Chuẩn bị File ghi âm như lời chào, thông báo, hướng dẫn IVR.

Tiến hành Cài đặt tổng đài.

Bước 1: Cài đặt phần mềm Asterisk voip lên VPS hoặc Server có sẵn.

  • Cài đặt hệ điều hành Linux
  • Cài đặt các gói phụ thuộc
  • Tải và cài đặt Asterisk
  • Kiểm tra cài đặt thành công

Bước 2: Cấu hình tổng đài Asterisk

  • Thiết lập file sip.conf cho các extension
  • Cấu hình file extensions.conf cho kế hoạch quay số
  • Thiết lập các tính năng bổ sung (voicemail, IVR)
  • Cấu hình kết nối với nhà mạng (SIP Trunk)
  • Cấu hình thời gian làm việc của doanh nghiệp, xử lý công việc trong và ngoài giờ làm việc.
  • Cấu hình tài khoản quản lý và bảo mật để bảo vệ tổng đài khỏi các cuộc tấn công bên trong và bên ngoài

Bước 3: Cấu hình thiết bị đầu cuối.

  • Cấu hình các thông số điện thoại IP như địa chỉ IP, SIP server, username, password…
  • Cài đặt và cấu hình softphone Cấu hình các thông số kết nối với tổng đài Asterisk. Tương tự với điện thoại IP.
  • Hướng dẫn người dùng: Hướng dẫn người dùng cách sử dụng các tính năng của tổng đài, cách thực hiện và nhận cuộc gọi, cách sử dụng softphone…
Cấu hình thiết bị đầu cuối tổng đài asterisk
Cấu hình thiết bị đầu cuối tổng đài asterisk

Kiểm tra hoạt động

  • Thực hiện các cuộc gọi thử nghiệm: Thực hiện các cuộc gọi nội bộ và ra ngoài để kiểm tra chất lượng âm thanh, độ ổn định của hệ thống.
  • Kiểm tra các tính năng tổng đài: Kiểm tra các tính năng như chuyển cuộc gọi, hộp thư thoại, IVR, ghi âm cuộc gọi…
  • Kiểm tra các kịch bản cuộc gọi đã đúng và phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu hay chưa
  • Giám sát hệ thống: Theo dõi log hệ thống để phát hiện và khắc phục các lỗi phát sinh.

4. Lưu ý khi triển khai tổng đài Asterisk

Một số lưu ý quan trọng cần lưu ý khi triển khai tổng đài Asterisk:

Các lưu ý khi triển khai tổng đài Asterisk
Các lưu ý khi triển khai tổng đài Asterisk

Đảm bảo kiến thức kỹ thuật vững về Linux và giao thức VoIP.

  • Nắm vững kiến thức và các lệnh Linux cơ bản, quản lý file hệ thống, quản lý user, quản lý dịch vụ, bảo mật hệ thống…
  • Hiểu biết về các giao thức VoIP như SIP, RTP, SDP, cần nắm rõ cách thức các giao thức này hoạt động, cách thức thiết lập kết nối, truyền tải dữ liệu thoại….
  • Khả năng xử lý sự cố để không ảnh hưởng đến hệ thống và không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hay mất an toàn thông.

Lựa chọn phần cứng phù hợp để đảm bảo hiệu năng và ổn định.

  • Cấu hình phần cứng của server/VPS phù hợp với doanh nghiệp về số lượng người dùng, số lượng cuộc gọi đồng thời, các tính năng tổng đài sử dụng
  • Sử dụng ổ cứng SSD
  • Tăng tốc độ truy xuất dữ liệu, cải thiện hiệu năng của tổng đài.
  • Đảm bảo hệ thống mạng ổn định, băng thông đủ lớn để đáp ứng nhu cầu truyền tải dữ liệu thoại.

Thiết lập sao lưu và khôi phục dữ liệu để tránh mất dữ liệu quan trọng.

  • Cấu hình backup định kỳ để đề phòng trường hợp xảy ra sự cố.
  • Lưu trữ bản backup có thể là một server khác, ổ cứng di động hoặc dịch vụ lưu trữ đám mây.
  • Xây dựng kế hoạch khôi phục dữ liệu chi tiết, từ bản backup trong trường hợp xảy ra sự cố.

Ngoài ra, bạn cũng nên cập nhật Asterisk lên phiên bản mới nhất khi có bản cập nhật để vá các lỗ hổng bảo mật và cải thiện hiệu năng. Đồng thời, thường xuyên theo dõi log hệ thống để phát hiện và khắc phục kịp thời các lỗi phát sinh.

5. Lợi ích của việc triển khai Asterisk

Triển khai tổng đài Asterisk mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với các giải pháp tổng đài truyền thống, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng và tối ưu hóa chi phí. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật:

Tiết kiệm chi phí

  • Asterisk là phần mềm mã nguồn mở, hoàn toàn miễn phí bản quyền.
  • Chi phí đầu tư ban đầu thấp. Doanh nghiệp chỉ cần đầu tư vào phần cứng (server/VPS) và các thiết bị đầu cuối (điện thoại IP, softphone.
  • Chi phí vận hành thấp. Sử dụng kết nối Internet để thực hiện cuộc gọi, giúp tiết kiệm chi phí cuộc gọi, đặc biệt là các cuộc gọi quốc tế.
  • Tùy chỉnh linh hoạt

  • Asterisk cung cấp khả năng tùy biến cao điều chỉnh phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn các tính năng cần thiết thay vì các gói dịch vụ tính năng cố định.
  • Asterisk hỗ trợ, cho phép tích hợp với các phần mềm CRM, ERP và các ứng dụng khác thông qua API, tạo ra một hệ thống liên lạc toàn diện và hiệu quả.
  • Bảo mật cao

  • Asterisk hỗ trợ nhiều tính năng bảo mật, dễ dàng thiết lập firewall, cấu hình fail2ban để chặn các IP không mong muốn, mã hóa cuộc gọi để bảo vệ thông tin..
  • Doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát hệ thống tổng đài của mình, không phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ, giúp đảm bảo an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu.

Ngoài ra triển khai Asterisk còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

  • Khả năng mở rộng dễ dàng: Khi nhu cầu sử dụng tăng cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng hệ thống bằng cách thêm server, cấu hình thêm máy nhánh…
  • Tính di động cao: Với softphone, người dùng có thể sử dụng tổng đài mọi lúc mọi nơi, chỉ cần có kết nối Internet.
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: Hệ thống tổng đài chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp tiếp nhận và xử lý cuộc gọi hiệu quả hơn, nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Dễ dàng thiết lập các chính sách bảo mật như mã hóa cuộc gọi
Dễ dàng thiết lập các chính sách bảo mật như mã hóa cuộc gọi

6. PiTEL – Đơn vị chuyên cung cấp giải pháp tổng đài

PiTEL là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp tổng đài IP VoIP, với đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hệ thống tổng đài Asterisk chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, PiTEL chuyên cung cấp các giải pháp về tổng đài ảo, Call Center, Contact Center Make in Vietnam với các dịch vụ chất lượng, hỗ trợ tận tình và chi phí hợp lý, PiTEL sẽ giúp doanh nghiệp của bạn nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng và gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

>> Bạn muốn biết

11+ Tai nghe tổng đài bán chạy năm 2025

Tổng đài Analog là gì? Sự khác nhau giữa tổng đài Analog và IP